OCOP STORE - OCOP Store làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất OCOP, lắng nghe tâm huyết của người làm ra sản phẩm và thay họ đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
MĂNG RỪNG KHÔ CÀ ROÒNG 200gram
Măng khô rừng Cà Roòng là sản vật địa phương vùng núi phía tây Quảng Binh. Dưới đôi bàn tay khéo léo và chăm chỉ của người Vân Kiều, măng khô đã trở thành sản phẩm...
Giao hàng toàn quốc
Thanh toán khi nhận hàng
Giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất
Cam kết chính xác nguồn gốc sản phẩm
BÁNH XOÀI - HƯƠNG VỊ TẾT CỦA NGƯỜI MIỀN TRUNG
Là người Quảng Bình có lẽ không ai là không biết bánh xoài, mà các tỉnh miền Trung khác như Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi thì gọi là bánh thuẫn. Thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên và thết đãi khách vào dịp Tết Nguyên đán, bánh xoài là món quà quê không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Bánh xoài không chỉ là một món bánh, mà còn là một phần của văn hóa và truyền thống ẩm thực miềnTrung. Mỗi chiếc bánh đều mang trong mình những giá trị lịch sử, tình cảm gia đình và ký ức ấm áp từ thời thơ ấu. Nguồn gốc bánh xoài Không ai biết chính xác bánh xoài được ra đời từ khi nào và như thế nào. Chỉ biết, từ thời ông bà tôi đã có loại bánh này trong ngày Tết. Bà nội tôi trước đây là một thành viên của hợp tác xã bánh kẹo 1/5, nên bà tôi rất thành thạo việc đổ bánh xoài. Bánh xoài được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với nông thôn Việt Nam. Nguyên liệu chính gồm có bột mình tinh (hay còn gọi là bột bình tinh, mì tinh, huỳnh tinh), trứng và đường. Có nhiều gia đình thay bột mình tinh bằng bột khoai chuối, cho thêm tinh bột nghệ cho dậy màu vàng và thêm một chút nước gừng để tiết chế mùi tanh của trứng. Nguyên liệu thì dễ kiếm vậy, nhưng các công đoạn để làm bánh xoài ngon thì không hề đơn giản chút nào; và để tạo ra những mẻ bánh xoài ngon, người thợ làm bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cả kinh nghiệm. Củ mình tinh dùng để làm bột đổ bánh xoài Bánh xoài mang hương vị của Tết xưa Mỗi năm Tết đến, bọn trẻ con chúng tôi lại háo hức được đổ bánh xoài. Thực ra, chúng tôi háo hức tất cả mọi thứ liên quan đến Tết. Bánh xoài thường được đổ tầm 7-10 ngày trước Tết, để sau đó còn rất nhiều việc cần chuẩn bị. Trẻ con chúng tôi, làm thì ít nhưng quấy phá thì nhiều. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn cố gắng để đánh bột, nhóm lửa, sấy bánh như người lớn. Nếu không được trực tiếp đánh bột, thì kiểu gì chúng tôi cũng phải xúm quanh xem ba tôi đánh bột, để thỉnh thoảng nhón cái tay vào “kiểm tra bột đã đạt chất lượng chưa”. Đánh bột là một công đoạn vất vả và cực kỳ…mỏi tay. Đánh bột thường mất cả vài tiếng đồng hồ để đảm bảo các nguyên liệu bột, trứng, đường được hoà quyện với nhau. Ngày nay, công đoạn này đã được thay thế bằng máy, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Và cái thú nhón tay kiểm tra chất lượng cũng bị vơi dần từ đó. Sau đánh bột là công đoạn đổ bánh. Khuôn bánh xoài là một cái khuôn gang dày, có thể đổ một lúc được gần 10 cái bánh có hình dạng khác nhau, thường là hình dầu dục giống trái xoài nên chúng tôi gọi là bánh xoài. Nắp khuôn cũng được đúc bằng gang và có thể cho than đỏ lên trên để bánh được chín đều hai mặt. Khi chín, mặt trên của bánh nở ra giống hoa mai. Bánh càng nở thì càng đẹp, thể hiện mong ước cho một năm mới tươi vui, sáng sủa. Tài nghệ của người đổ bánh xoài cũng được thể hiện ở đây: lửa không được to quá cũng không được nhỏ quá; lượng bột cũng vừa phải, không được tràn ra ngoài mà cũng không được vơi; nếu vơi, bánh sẽ không nở đẹp. Khuôn bánh có nắp dày và có than đỏ bên trên Bánh xoài đổ xong cần phải được sấy khô. Việc này giúp cho bánh giòn và giữ được lâu. Tuy nhiên, cái lúc ngon nhất của bánh xoài chính là lúc chưa sấy. Bánh mới đổ xong nóng hôi hổi, mềm mềm, thơm lừng của trứng gà, của nghệ, của gừng; đó mới chính là lúc trẻ con người lớn đều thích nhất. Chúng tôi lấy cớ là sấy bánh, chứ thực ra chờ bánh ra lò là “thó” ngay một cái cho vào miệng, vừa thổi vừa ăn. Tết ở Quảng Bình thường lạnh, ngồi bên lò lửa sấy bánh xoài, nhóp nhép miếng bánh tan biến trong miệng, rồi kể đủ thứ chuyện trên đời dưới đất. Tuổi thơ được như thế thì còn gì bằng. Bánh xoài (bánh thuẫn) chín vàng nở bung như hoa mai ngày tết Rồi Tết cũng đến, chúng tôi theo ba mẹ đi chúc Tết bà con, họ hàng. Trong câu chuyện của người lớn, đặc biệt là của bà và mẹ, bao giờ cũng xuất hiện những câu hỏi: Bánh xoài đổ lúc nào? Trứng gà hay trứng vịt? Bột dong hay bột khoai chuối? Mấy cân? Những câu chuyện đó, bình dị thôi, nhưng cũng hết cả buổi rồi. Mẹ tôi hồi đó mỗi lần đến Tết bận tối mắt tối mũi vì công việc. Thế nhưng, dù bận thế nào thì cũng phải đổ cho được dăm cân bánh xoài để đặt trên bàn thờ gia tiên và biếu hai bên nội ngoại. Có những năm mẹ tôi phải thức đến 2 giờ sáng để đổ bánh xoài. Bánh xoài là sợi dây kết nối ký ức Ngày nay, bánh xoài không còn giữ vị trí số một trong những dịp Tết nữa; nhưng trên bàn thờ của mỗi gia đình miền Trung vẫn không thể thiếu bánh xoài (bánh thuẫn). Qua từng chiếc bánh, chúng ta không chỉ đang thưởng thức một món ăn ngon mà còn đang nhận lấy cả lịch sử, văn hóa và tình người từ miền Trung thân thương. Bánh xoài chính là sợi dây kết nối các thế hệ và gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của gia đình miền Trung.
CÀ PHÊ KHE SANH: HÀNH TRÌNH TỪ HẠT ĐẾN TÁCH CÀ PHÊ THƠM NGON
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Khe Sanh được biết là vùng đất lửa anh hùng, là căn cứ chiến lược quan trọng của quân đội Mỹ, nơi diễn ra những trận đánh lớn được ví ngang tầm với những trận đánh của thế giới như: Gettysburg, Concord, Normandy. Khe Sanh đã phải trải qua bao thăng trầm với những ký ức bi tráng, giờ đây đã hồi sinh mạnh mẽ nhờ sự cần cù, kiên cường của những người nông dân nơi đây. Qua bàn tay và khối óc của những người nông dân Khe Sanh, những vườn cà phê đã vươn lên xanh tốt trên những triền đồi, từng hạt cà phê dần trở thành biểu tượng sống cho hy vọng và tương lai tươi sáng. Những loại cà phê ở Khe Sanh Khe Sanh được biết đến với hai giống cà phê chủ yếu là Arabica và Liberica. Mỗi giống cà phê lại mang đến một trải nghiệm riêng cho người thưởng thức.Arabica, hay còn gọi là cà phê chè, là loại cà phê được trồng chủ yếu ở Khe Sanh. Độ cao thích hợp để trồng loại cà phê này thường là 900-2000m so với mực nước biển. Thế nhưng, Arabica lại được trồng ở Khe Sanh, nơi độ cao trung bình khoảng 350-600m và còn được coi là cà phê ngon nhất Việt Nam. Giải thích cho điều này thì cần phải cân nhắc đến các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và quy trình chăm sóc cây: Khe Sanh có khí hậu mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình là 22,5ºC). Arabica được coi là loại cây “tiểu thư”, chỉ sống tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ, cho phép cây phát triển chậm rãi, từ đó tích tụ nhiều hương vị. Biên độ giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm ở Khe Sanh khá lớn (khoảng 10 độ), giúp cho hạt cà phê tích tụ nhiều dưỡng chất và phát triển phức hợp hương vị một cách đầy đủ. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm tạo điều kiện cho việc tích luỹ đường và hình thành axit malic, tạo ra hương vị chua thanh đặc trưng của hạt Arabica.Thổ nhưỡng: Lợi thế của Khe Sanh là đất bazan giàu dinh dưỡng, phù hợp với các loại cây công nghiệp, trong đó có cà phê. Chăm sóc và quy trình chế biến: Cà phê Arabica ở Khe Sanh được canh tác và chế biến cẩn thận, áp dụng các kỹ thuật trong canh tác hữu cơ, áp dụng quy trình chế biến theo tiêu chuẩn ISO, đánh giá chất lượng theo bảng công cụ đo màu sắc để định hướng phát triển cà phê đặc sản của vùng đất Khe Sanh.Lá và quả cà phê chè (Arabica)Chính nhờ các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật này mà vị chua thanh, hương thơm dịu nhẹ và màu sắc óng ánh của cà phê Arabica Khe Sanh trong những năm gần đây luôn đạt giải nhất cà phê đặc sản Việt Nam và được xem là dòng cà phê độc đáo nhất Việt Nam. Quả cà phê mít (Liberica) to và dài hơn cà phê chè (Arabica)Ngoài Arabica, Khe Sanh còn rất nổi tiếng với giống cà phê Liberica, hay còn được gọi là cà phê mít. Cây cà phê mít có chiều cao khoảng 4-5m, được người Pháp đưa sang trồng ở Khe Sanh đầu những năm 1920. Nếu nhẹ nhàng thanh thoát, cùng mùi hương ngọt ngào của trái cây là những tính từ dùng để miêu tả vị cà phê Arabica, còn vị đắng, đậm thường được dùng để nói về cà phê Robusta thì cà phê mít lại mang một hương vị khác biệt đặc trưng. Cà phê mít vừa có vị chua chua của cherry (vì thế nó còn được gọi là cà phê cherry), vừa có vị socola, lại mang mùi thơm thoang thoảng của mít, mang lại cho người thưởng thức một cảm giác thú vị. Canh tác cà phê Khe SanhĐể chế biến được cà phê chất lượng cao, việc đầu tiên cần nói đến chính là quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê.Khe Sanh là vùng trồng cà phê có lịch sử 100 năm. Tuy nhiên, trước đây, người nông dân không mặn mà với trồng cà phê do năng suất thấp, chất lượng kém, giá cả thay đổi liên tục. Có những năm, cà phê Khe Sanh rớt giá thảm hại chỉ còn 5,000đ/kg. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố: Chủ quan: Người nông dân giữ lối canh tác cũ, thu hoạch không đảm bảo tỷ lệ quả chín, ngâm nước hoặc trộn lẫn tạp chất để tăng trọng lượng hạt khi bán ra.Khách quan: Mất mùa khiến sản lượng giảm sút, thu hoạch kém. Người nông dân không được hướng dẫn, thống nhất trong quá trình canh tác, chăm sóc, chế biến và bảo quản cà phê, khiến chất lượng đầu ra không được đồng đều.Thế nhưng, những năm gần đây, cà phê Khe Sanh đã khởi sắc và dần lấy lại thương hiệu trên thị trường nhờ những thay đổi nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất cà phê đặc sản. Ngày nay, các đơn vị chế biến cà phê và các nhà vườn đã cùng kết hợp lại để sản xuất ra hạt cà phê sạch, đạt chất lượng tốt nhất. Thu hoạch và chế biến cà phê nhân Thu hoạch cà phê Thay vì hái tuốt như trước đây, thì nông dân Khe Sanh đã thu hoạch cà phê bằng tay có chọn lọc; chỉ lựa chọn những quả chín để thu hoạch. Do đó, mỗi vụ cà phê ở Khe Sanh phải được thu hoạch dài hơn, có khi lên đến 4-5 lượt. Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành cà phê nhân theo một trong ba phương pháp chính: Phương pháp chế biến ướt (Washed Processed Coffee), Phương pháp chế biến tự nhiên/ Khô (Natural/ Dry processed coffee), Phương pháp chế biến mật ong (Honey/ Pulpled natural Coffee). Cà phê chế biến ướt là phương pháp mà vỏ của quả cà phê tách ra bằng một thiết bị chuyên dụng và một lượng nước lớn. Sau đó thịt và hạt cà phê được lên men để loại bỏ lớp nhầy trước khi được phơi khô, tách vỏ lụa và thu được nhân xanh. Phương pháp này có thể làm nổi bật đặc tính thực sự về nguồn gốc xuất xứ của một giống cà phê (single origin coffee). Cà phê chế biến tự nhiên được phơi khô nguyên trái trước khi được tách vỏ và thu được nhân xanh. Cà phê chế biến theo phương pháp tự nhiên (natural) có khả năng tạo ra các loại cà phê ngon nhất và là phương pháp thân thiện với môi trường nhất. Điều đó giải thích một phần lý do tại sao rất nhiều loại cà phê đặc sản ở Khe Sanh lại được chế biến theo phương pháp này. Phương pháp chế biến mật ong là khi phần nhân và lớp nhầy (đường) của quả cà phê được giữ lại và sấy khô trong khi lớp vỏ bên ngoài được tách bỏ. Gọi là phương pháp mật ong nhưng không có sử dụng một chút mật ong nào trong quá trình này đâu nhé. Phương pháp là sự kết hợp hoàn hảo của phương pháp chế biến khô và chế biến nước do vẫn giữ được vị ngọt của chế biến khô trong khi vẫn giữ được một số tính axit của phương pháp chế biến ướt. Cà phê chế biến mật ong thường có thể chất đầy đủ (full body) và hậu ngọt kéo dài cùng với vị chua cân bằng. Phương pháp chế biến mật ong thường được các nông trại lựa chọn để sản xuất cà phê đặc sản. Cà phê nhân được chế biến theo phương pháp honeyCà phê nhân xanh - sau khi được tách vỏ thóc - chế biến theo phương pháp nướcQuả cà phê được phơi khô Semi-washed - Cà phê được chế biến theo phương pháp nước nhưng chưa tách vỏ thócChế biến cà phê Sau khi có cà phê nhân, công đoạn tiếp theo là rang và xay cà phê. Cà phê đặc sản Khe Sanh là loại cà phê được rang xay nguyên chất, không pha tạp với các loại gia vị và hương vị nào khác. Kỹ thuật rang cà phê có rang nhạt (light), rang vừa (medium) và đậm (dark). Chỉ cần thay đổi nhiệt độ và cách rang một chút thôi, bạn đã có thể thu được những vị cà phê khác nhau rồi. Tôi may mắn được tham gia một buổi rang cà phê của chị Hanh – Chủ thương hiệu cà phê Ta Lư – sản phẩm OCOP 4* ở Quảng Trị. Quá trình rang sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau, hương thơm khác nhau và màu sắc của hạt cà phê cũng đậm dần theo thời gian. Thật sự rất thú vị khi được nghe chị giải thích về quá trình rang xay cà phê. Ở giai đoạn này, chính sự am hiểu sâu sắc về cà phê của người rang mới là nhân tố quyết định hương vị của mỗi mẻ cà phê. Thưởng thức cà phêCó rất nhiều cách pha cà phê: pha phin, pha máy, pha pour hay cold brew, có thể bạn đã thử hết rồi. Nhưng dù các cách pha nào đi nữa, thì khi cầm trên tay tách cà phê Khe Sanh, là bạn đang thưởng thức một sản vật tinh tuý của đất và người Khe Sanh. Đó là sự hy sinh của những anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc, đó là những giọt nước mắt của người nông dân trong những năm mất mùa, đó là sự vươn lên mạnh mẽ của những con người Khe Sanh quyết tâm biến khó khăn thành cơ hội. Hãy đến Khe Sanh một lần, để nghe, để cảm và để thưởng thức và để yêu thêm những giọt cà phê nơi đây.
5 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ TỪ CÂY SEN
Cây sen là một loại cây thủy sinh có nhiều màu hoa khác nhau. Lá sen, hoa sen, và hạt sen có thể được chế biến và sử dụng theo nhiều cách khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Sen được sử dụng trong ẩm thực ở nhiều nước châu Á, các bộ phận của cây và chiết xuất của sen đã được sử dụng trong y học cổ truyền qua hàng ngàn năm.Ngày nay, các nghiên cứu vẫn tiếp tục khám phá những lợi ích của cây sen. Ví dụ, một số hợp chất trong sen có thể có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.Hãy cùng OCOP Store tìm hiểu về 5 lợi ích ít người biết cho sức khoẻ của chúng ta từ sen. Hoa sen - biểu tượng của sự thanh khiếtCây sen có đặc tính chống oxy hóaCây sen chứa nhiều hợp chất flavonoid và alkaloid có thể hoạt động như chất chống oxy hóa.Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các phân tử phản ứng được gọi là gốc tự do. Nếu các gốc tự do tích tụ trong cơ thể, chúng có thể gây ra stress oxy hóa (hay còn gọi là căng thẳng oxy hoá - là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể), dẫn đến tổn thương tế bào và gây ra bệnh tật.Một số hợp chất chống oxy hóa trong sen bao gồm kaempferol, catechin, axit chlorogen và quercetin. Hoạt động chống oxy hóa của hoa sen dường như tập trung nhiều nhất ở hạt và lá.Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về tác động của sen lên sức khỏe của con người, nhưng người ta cho rằng các hợp chất chống oxy hóa này có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh bắt nguồn từ stress oxy hóa.Đặc biệt, sen có thể có tác dụng chống ung thư, bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và ngăn ngừa tổn thương gan.Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm còn cho thấy lá, cánh hoa và nhị hoa - bộ phận sản xuất phấn hoa - có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và ức chế các enzyme liên quan đến bệnh Alzheimer.Chất chống oxy hoá hoạt động như thế nàoKhả năng kháng viêm của cây senCác hợp chất trong sen cũng có đặc tính kháng viêm.Viêm mãn tính có thể là kết quả của quá trình nhiễm trùng lâu dài, tiếp xúc với các chất có hại, chế độ ăn uống kém, hút thuốc và thiếu tập thể dục. Theo thời gian, tình trạng viêm có thể phá huỷ các mô và góp phần gây ra các bệnh như tắc nghẽn động mạch, bệnh tim, ung thư và tiểu đường.Quá trình viêm trong cơ thể bạn có liên quan đến các đại thực bào. Đại thực bào là loại tế bào lớn chứa nhiều nhân và có khả năng tạo ra các thành phần quan trọng của máu như tiểu cầu. Đại thực bào tiết ra các cytokine gây viêm, là những protein nhỏ báo hiệu phản ứng miễn dịch.Các nghiên cứu cho thấy một số hợp chất trong hoa sen, như quercetin và catechin, có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các hình thức gây viêm này. Đặc biệt, chiết xuất từ cả lá và hạt sen có thể thể hiện các đặc tính chống viêm.Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá sen có thể ức chế các hợp chất gây viêm, bao gồm yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), interleukin 6 (IL-6), oxit nitric (NO) và prostaglandin E2 (PGE2).Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khác sử dụng tế bào chuột cho thấy cả chiết xuất hạt sen và lá sen đều làm giảm biểu hiện của các gen gây viêm (14).Sen còn chứa chất kháng khuẩnSen đã được nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn trong vòm miệng.Hoa sen thể hiện đặc tính kháng khuẩn như thế nào vẫn chưa có lời giải chính xác, nhưng chắc chắn trong sen có chứa hợp chất có đóng vai trò kháng khuẩn.Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá sen có thể chống lại các loài vi khuẩn gây sâu răng và nhiễm trùng nướu. Vì vậy, lá sen có khả năng trở thành một thành phần trong kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng khác.Ăn sen có thể giúp giảm lượng đường trong máuCác nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất trong sen có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường và dẫn đến các biến chứng.Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá sen làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn đáng kể so với thuốc trị tiểu đường tiêu chuẩn.Ngoài ra, nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cho thấy polysaccharide, một loại carbohydrate, từ lá sen làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.Hãy nhớ rằng, giống như hầu hết các nghiên cứu về hoa sen, cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người khi nói đến tác dụng của cây đối với lượng đường trong máu.Sen giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng trong các món ănVới những lợi ích sức khỏe của sen, các gia đình có thể thêm nó vào nhiều công thức nấu ăn của mình để tăng hàm lượng dinh dưỡng.Việc thêm sen vào thực phẩm có thể biến chúng từ thực phẩm thông thường thành thực phẩm chức năng, là những thực phẩm có chứa các thành phần có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.Người Việt ta đã dùng sen trong thực phẩm cả hàng trăm năm nay, nhưng công dụng của sen trong thực phẩm vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và khám phá.Món gỏi làm từ củ senGỏi sen, chè sen, súp hạt sen, xôi hạt sen, trà sen là những món rất phổ biến đối với người Việt ta.Lời kếtÔng cha đã biết sử dụng cây sen trong ẩm thực và y học cổ truyền. Sen chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn, chống viêm.Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ sen thường xuyên như Trà lá sen, hoặc hạt sen, ngó sen trong các món ăn hàng ngày.
BẢY CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MẬT ONG
Chúng ta vẫn thường sử dụng mật ong để pha trà, dùng trong nấu ăn, hoặc đắp mặt nạ. Những món ăn, đồ uống có sự tham gia của mật ong đều rất ngon và lành. Vậy chúng ta có bao giờ tự hỏi con ong làm ra mật để làm gì không? Hãy để OCOP Store cùng tìm hiểu cách tạo ra mật ong và những vấn đề xung quanh việc sử dụng mật ong trong cuộc sống hàng ngày nhé. 1. Con ong làm mật để làm gì? Câu trả lời là: Mật ong chính là thức ăn của ong trong những mùa không có thức ăn, cụ thể là mật hoa đấy ạ. Mật hoa được tạo ra từ một bộ phận đặc biệt của hoa gọi là tuyến mật. Mùa xuân là mùa con ong đi lấy mật Theo quy luật tự nhiên của trời đất, mùa có nhiều hoa nhất trong năm là mùa xuân. Thời gian này, những chú ong chăm chỉ sẽ tích cực ra ngoài kiếm mật hoa. Những chú ong thợ sẽ dùng chiếc lưỡi dài như ống hút của mình để hút những tinh tuý của trời đất được kết tinh trong những giọt mật hoa. Mật hoa sau khi được hút vào bụng của những chú ong, dạ dày bắt đầu phân tách các loại đường phức hợp của mật hoa thành các loại đường đơn giản hơn và không bị đông rắn lại. Ong thợ sau khi kiếm được mật hoa trở về tổ thì chuyển lượng mật kiếm được này sang cho ong nhà. Ong nhà có nhiệm vụ đem cất mật hoa vào trong những ô hình lục giác và dùng cánh của mình để quạt ra luồng khí ấm biến đổi mật hoa thành mật ong. Các ô lục giác này sẽ được đậy kín bằng một lớp sáp ong và trở thành những lọ mật tý hon. Vào mùa đông, khi hoa không còn nở nữa, những chú ong có thể mở những lọ mật bé xíu này và cùng nhau tận hưởng thành quả của mình. 2. Mật ong rừng có thật sự tốt hơn mật ong nuôi? Về cơ bản, cách tạo ra mật của ong rừng và ong nhà đều giống nhau. Do đó, thành phần dinh dưỡng của hai loại mật này không có sự chênh lệch lớn. Mỗi loại mật ong đều có những màu sắc, hương thơm và vị ngọt khác nhau tuỳ thuộc và loài hoa. Mật ong rừng có giá trị cao do ong được sống trong rừng tự do, không có tác động của con người và đặc biệt được ăn nhiều loại phấn hoa, mật hoa khác nhau; do đó tạo ra được vị mật ngọt thanh, hương vị nhẹ nhàng. Trong khi đó, mật ong nuôi sẽ bị giới hạn loại hoa mà ong lấy mật. Nếu ong chỉ sống trong vườn một loại cây nhất định, chất lượng mật ong sẽ được quyết định bởi loại hoa đó. Mật ong rừng có thật sự tốt hơn mật ong nuôi? Tuy nhiên, trên thực tế, mật ong rừng và mật nuôi đều tốt như nhau; đều có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh hoặc sử dụng cho nấu ăn hoặc làm đẹp. Dù là loại mật nào thì người tiêu dùng cũng cần lưu ý chọn loại mật ong uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe. 3. Ong ăn đường có ảnh hưởng đến chất lượng mật không? Nhiều người cho rằng ong nuôi thường được cho ăn đường để tạo ra mật. Đây là một quan điểm không đúng. Ong không tạo ra mật từ đường. Như đã giải thích về cách tạo ra mật, mật ong chỉ đươc tạo ra từ mật hoa. Việc cho ăn đường thực ra chỉ diễn ra vào mùa mưa bão hoặc mùa đông khi không có hoa cho ong kiếm mật. Cho ong ăn đường nhằm mục đích giữ bầy ở lại và không bay đi kiếm ăn ở vùng khác. Nếu xét về mặt kinh tế, nếu cho ong ăn đường thì chi phí sẽ rất tốn kém và người nông dân không có lời. Vì vậy có thể khẳng định rằng, cho ong ăn đường không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật. 4. Nên sử dụng bao nhiêu mật ong một ngày? Mật ong có nhiều dưỡng chất quý giá nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên dùng 10-30g (khoảng 1 thìa) mật ong nguyên chất và một tuần bạn có thể dùng 7-10m thìa là đủ. 1 thìa mật ong sẽ cung cấp cho bạn 64 calo. Đồng thời để đạt hiệu quả cao, bạn nên uống vào các thời điểm như buổi sáng (trước ăn sáng) hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Những ai không nên dùng mật ong? 5. Những ai không nên dùng mật ong? 5.1. Trẻ em dưới 1 tuổi Hệ thống tiêu hoá của trẻ em dưới 1 tuổi còn non nớt, chưa đủ năng lực xử lý các loại vi khuẩn trong mật ong nên các chuyên gia thường cảnh báo không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. 5.2. Người mắc bệnh tiểu đường Thành phần chính của mật ong là đường. Trong 100g mật ong có chứa 40g đường fructoose, 2g sucrose và 1g dextrim. Đường fructose có thể được hấp thụ vào máu nhưng 2 loại đường còn lại sẽ nhanh chóng đi vào ruột mà không cần tiêu hoá. Do đó, uống mật ong sẽ làm cho người mắc bệnh tiểu đường dễ dàng tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể. 5.3. Người thừa cân béo phì Người béo phì khó kiểm soát được cân nặng; do đó, sử dụng mật ong hàng ngày cũng như thu nạp đường vào cơ thể, sẽ khiến họ dễ tăng cân hơn. Do đó, người thừa cân cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày và tốt nhất là không nên uống mật ong. Người thừa cân béo phì được khuyến cáo không dùng mật ong 5.4. Người mới phẫu thuật Nhiều người sẽ nghĩ người mới phẫu thuật sẽ cần uống mật ong để tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng. Nhưng thực tế là người mới phẫu thuật đang bị thiếu máu, cơ thể còn yếu nên không thể thu nạp nhiều chất dinh dưỡng từ mật ong. Các chất này sẽ gây ra các triệu chứng chướng bụng hoặc tắc nghẽn khí cho người bệnh. 5.5. Người có cơ địa dị ứng Không phải tất cả những người dị ứng đều phải tránh mật ong. Những người nhạy cảm với phấn hoa hoặc dị ứng với hoa thì không nên dùng mật ong. Nếu muốn, bạn hãy thử với một lượng mật ong rất nhỏ để xem phản ứng cơ thể trước khi quyết định sử dụng thêm nhé. "Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mật ong." 6. Bảo quản mật ong như thế nào? Mật ong nên được bảo quản trong lọ thuỷ tinh, không sử dụng chai nhựa, chai gỗ hoặc kim loại. Đặc biệt, không cho mật ong quá đầy vào chai thuỷ tinh và bịt kín. Mật ong chưa qua xử lý công nghiệp thường có lượng khí gas rất lớn; nếu để kín trong chai thuỷ tinh, khí gas trong chai có thể khiến chai bật nắp tràn ra ngoài hoặc thậm chí bị nổ. Đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao như ở Việt Nam thì mật ong rất dễ tạo bọt và tràn ra ngoài. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản mật ong là từ 21-27 độ C, do đó bạn không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh nhé. Bạn nên bảo quản mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Để mật ong gần bếp quá cũng không tốt vì nguồn nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong. 7. Hạn sử dụng của mật ong? Mật ong chỉ nên được sử dụng trong vòng 1-2 năm để từ khi khai thác. Đối với mật ong rừng, do có tiếp xúc với phấn hoa nên dễ lên men, gây chua; do đó chỉ nên cùng trong vòng 2 năm. Đối với mật ong nuôi, do không có tiếp xúc với tác nhân gây men nên bạn có thể sử dụng trong vòng 3 năm. Trên đây là những chia sẻ của OCOP Store xung quanh việc sử dụng mật ong. Hãy bổ sung thêm những hiểu biết của bạn về việc sử dụng mật ong để cộng đồng chúng ta cùng có một sức khoẻ tốt và môi trường sống an toàn nhé. Mua mật ong rừng VQG Phong Nha Kẻ Bàng